Vay tín chấp là hình thức vay thế chấp dựa vào uy tín tín dụng để vay vốn. Đây là một trong những hình thức vay phổ biến nhất hiện nay. Để được chấp thuận vay tín chấp, bạn không cần thế chấp tài sản hay có sự bảo lãnh.
Bạn chỉ cần có những thông tin để chứng minh thu nhập, thông tin cá nhân và cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu. Vì thế, để được phê duyệt các khoản vay nhanh chóng và dễ dàng thì lịch sử tín dụng tốt là điều kiện cần thiết cho Quý Khách hàng.
Dính nợ xấu sẽ gây cản trở không nhỏ trong quá trình làm hồ sơ vay, cũng như rất ít tổ chức tài chính chấp nhận khách hàng nợ xấu vay vốn. Vậy, khi có nợ xấu liệu có được duyệt hồ sơ không và nếu không may rơi vào nhóm nợ xấu thì nên xử lý thế nào? SHB Finance sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn nhé!
Trước hết, hãy cùng SHB Finance tìm hiểu khi nào được coi là nợ xấu? Bản chất nợ xấu ra sao nhé.
1. Khi nào được coi là nợ xấu ?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi được hiểu như các khoản nợ dưới chuẩn, thời gian trả nợ quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay.
Đây là khoản nợ mà bên đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể chi trả cho bên vay khi đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Dưới đây là 5 nhóm nợ xấu được phân loại theo hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam):
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):
● Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
● Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):
● Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):
● Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn):
● Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 360 ngày;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):
● Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
● Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Và căn cứ vào đó mà các công ty tài chính hay các tổ chức tín dụng đánh giá mức độ nợ xấu cũng như rủi ro nợ xấu đối với các khoản vay của khách hàng.
2. Nợ xấu có được vay thế chấp ngân hàng không?
Thông thường khi vay thế chấp, thông tin giao dịch về các khoản vay, thông tin của bên đi vay được thông tin qua CIC (Trung tâm tín dụng Quốc Gia). Dựa vào các thông tin này, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
● Với nợ xấu nhóm 1: Nếu bạn bị xếp vào nhóm này thì vẫn có khả năng tiếp tục xin vay và khả năng phê duyệt khoản vay tiếp theo cao hơn so với các nhóm còn lại. và bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe hơn so với những người không vướng nợ xấu. Trong trường hợp bạn thuộc nợ xấu Nhóm 1 nhưng việc trả nợ chậm diễn ra không thường xuyên và liên tục, SHB Finance vẫn có thể tạo điều kiện cấp vốn cho bạn như khách hàng không bị nợ xấu.
● Với nợ xấu nhóm 2: Tùy từng mức độ trả quá hạn của khách hàng có thường xuyên hay không. Nếu như việc thanh toán chậm xảy ra liên tục thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể chậm trả 5 đến 7 ngày, nguy cơ cao có thể rơi vào nhóm 2.
● Với nợ xấu Nhóm 3, Nhóm 4 và Nhóm 5: thông thường các ngân hàng sẽ không cho bạn vay vốn, vì có quá nhiều rủi ro được đánh giá rằng bạn khó có khả năng trả được nợ. Thậm chí, ngay cả khi bạn chọn vay thế chấp tài sản (thay vì vay tín chấp) thì vẫn rất khó cho ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản hay những thủ tục khác, nên khả năng bạn được vay cũng không cao. Bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.

3. Lời khuyên hữu ích khi bạn vướng vào nợ xấu
● Trước khi đi vay tín chấp thì khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ dựa vào tình hình xoay sở thực tế của bạn, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.
● Khi nhận được vốn vay, bạn nên lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tiêu dùng có kế hoạch và thông minh. Vì thế, điều tốt nhất bạn có thể làm là kiểm soát lịch sử tín dụng của bản thân, lưu ý thật kỹ để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu hay tín dụng xấu.
● Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Vì chỉ cần đóng trễ, khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
● Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên SHB Finance để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất..
Nếu bạn đang cần vay tín chấp tiêu dùng với lãi suất hợp lý và không phải thế chấp tài sản, hãy tham khảo các gói vay của SHB Finance để tìm một khoản vay phù hợp nhé!